Tìm Việc Nhanh Sài Gòn

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Friday, June 14, 2024

"Hốt bạc" với dịch vụ cho thuê chỗ ngồi trên sân thượng xem pháo hoa

Tối 15/6, đêm thi pháo hoa giữa đội tuyển Italy và Mỹ diễn ra. Ban tổ chức đã bố trí khán đài có quy mô gần 10.200 chỗ ngồi, song khu vực nhà dân sát bờ sông Hàn vẫn xuất hiện tình trạng "cháy" vé.

Tại một nhà dân trên đường Trần Hưng Đạo, vé xem sân thượng được trưng biển đồng giá 250.000 đồng/chỗ, đồ ăn thức uống khách có thể mang vào thoải mái, hoặc có thể gọi món tại quán nếu muốn.

Hốt bạc với dịch vụ cho thuê chỗ ngồi trên sân thượng xem pháo hoa - 1

Khắp nơi trên đường Trần Hưng Đạo (quận Sơn Trà, Đà Nẵng) treo biển bán vé xem pháo hoa (Ảnh: Việt Hằng).

"Giá ở nhà tôi được xem là rẻ hơn trong khu vực xung quanh, muốn đặt thì phải chốt nhanh, chứ không là sẽ hết chỗ. Vì đến bây giờ cũng đã có khách bao trọn sân thượng cho tuần sau (29/6) và đêm chung kết", chị Nguyễn Thị Lan Anh, chủ nhà tiết lộ.

Một căn nhà khác trên đường Trần Hưng Đạo cũng thông báo "đã kín chỗ cho đêm 15/6 và đêm 29/6". Nữ chủ nhà tên Thùy Dung cho biết, do diện tích sân thượng có hạn, nên chỉ đặt được khoảng 70 ghế.

Hốt bạc với dịch vụ cho thuê chỗ ngồi trên sân thượng xem pháo hoa - 2

Sân thượng có view bao trọn sân khấu và pháo hoa tại nhà dân (Ảnh: Việt Hằng).

Ba hàng trên cùng có giá khác nhau. Đêm chung kết, 2 hàng đầu được ấn định 450.000 đồng/chỗ, hàng 3 giá 400.000 đồng, còn các hàng sau chỉ 300.000 đồng. Mỗi chỗ ngồi được bán kèm theo một chai nước suối.

Hai hàng đầu đặt tối đa mỗi hàng 9 ghế, cộng hàng sau 7 ghế là tổng 25 ghế trên sân thượng.

"Khu vực này không chỉ xem được toàn cảnh pháo hoa, mà còn đối diện sân khấu, khách có thể thưởng thức trọn vẹn buổi biểu diễn ca nhạc. Bởi vậy, từ lúc khai mạc tới đêm chung kết, khu vực này luôn trong tình trạng "cháy" vé", chị Dung chia sẻ.

Những gia đình có sân thượng rộng đến 150m2 trên đường Trần Hưng Đạo như của anh Trần Văn Thiên, số khách có thể nhận lên tới 150 lượt mỗi đêm diễn.

Hốt bạc với dịch vụ cho thuê chỗ ngồi trên sân thượng xem pháo hoa - 3

Vé được in rõ ràng thời gian địa điểm và kèm theo yêu cầu không hoàn, đổi trả (Ảnh: Việt Hằng).

Anh Thiện cho biết, sân có 2 mặt tiền, ngồi cuối cũng không sợ bị khuất cảnh bắn pháo hoa. Giá vé được chia theo sơ đồ khu vực, hàng trên cùng là 500.000 đồng, dự kiến đêm chung kết còn tăng cao hơn.

Phần lớn người mua là khách du lịch, công ty đặt theo đoàn cho nhân viên và các gia đình dẫn theo con nhỏ.

Dù giá xem pháo hoa "ngoài sân khấu" như này không rẻ, nhiều người vui vẻ xuống tiền vì cho rằng lên sân thượng mát mẻ hơn, thoải mái ăn uống, thậm chí có thể nhậu vui giữa nền trời đầy hoa.

"Cả nhóm tôi quyết định xem pháo hoa ở nhà dân nên cũng tìm hiểu từ mấy tuần trước. Nhưng không ngờ dù tìm kiếm từ sớm, nhiều địa điểm đã thông báo kín hết hàng ghế đầu. Tôi phải cố gắng tìm thêm vài nơi mới chốt được chỗ đẹp", anh Lê Hoàng Hà (du khách từ Hà Nội) kể.

Không chỉ tại nhà dân, ở các khách sạn, hay quán cà phê cũng cho thuê chỗ đẹp để xem pháo hoa với nhiều mức giá khác nhau. Mỗi đêm trình diễn, các địa điểm này có thể thu về vài chục triệu đến cả trăm triệu đồng cho việc bán chỗ ngồi trên tầng thượng tòa nhà.

                                                                                                         Việt Hằng - Hoài Sơn

Vợ chồng tiến sỹ về quê làm nông dân, bán 5 tấn nông sản/tháng

Gần 7h, anh Nguyễn Đức Chinh (40 tuổi) và chị Nguyễn Thị Duyên (39 tuổi) lái xe 15km đến nông trại 2,5ha của mình ở xã Hiệp Thuận (huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội).

Đoạn đường đất khiến bánh xe bám chặt bùn. Anh Chinh dù cố vững tay lái nhưng đôi lúc cũng loạng choạng. 2 vợ chồng bật cười vì suýt ngã.

Đến nơi, anh Chinh rảo khắp khu vườn rộng lớn, tay nhổ cỏ dại, tay bắt sâu thoăn thoắt như một người nông dân thực thụ. Anh còn rà soát một loạt toàn bộ hệ thống tưới tiêu, kiểm kê số lượng rau cần giao đến các cửa hàng thực phẩm và bếp ăn địa phương trong ngày.

Vợ chồng tiến sỹ về quê làm nông dân, bán 5 tấn nông sản/tháng - 1
Vợ chồng tiến sỹ về quê làm nông dân, bán 5 tấn nông sản/tháng - 2

Trong căn nhà container 9m2, chị Duyên phân công nhiệm vụ cho nhân công ở nông trại, rồi soạn các đơn hàng khách đặt trực tuyến.

Mỗi ngày, hai vợ chồng anh Chinh đều bận rộn. Đôi khi họ ăn trưa khi trời đã tối muộn và về nhà khi đường về chỉ còn lấp ló vài ba ánh đèn nhà dân.

Thế nhưng, nếu so với khoảng thời gian làm bàn giấy, xưng danh tiến sỹ, thạc sỹ, anh Chinh và chị Duyên khẳng định chắc nịch: "Giờ chúng tôi hạnh phúc hơn nhiều!".

Con đường mơ ước không thể thiếu dấu chân lấm bùn!

Năm 2015, chị Duyên hoàn thành chương trình thạc sỹ nông nghiệp ở Úc, về nước và được phân công tham gia dự án quốc tế về rau hữu cơ. Khi đó, chị mượn mảnh vườn bỏ hoang 1.000m2 để làm chỗ thực hành.

Lúc này, cả anh Chinh và chị Duyên vẫn còn là chuyên viên tại Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Để công việc diễn ra trôi chảy, vợ chồng anh nhờ được 2 đồng nghiệp cùng cơ quan hỗ trợ.

Trong 2 năm thí nghiệm ấy, cả nhóm làm việc quần quật, thức khuya dậy sớm để bón phân, cuốc đất mỗi ngày. Đến khi gặt hái được thành quả, nếm được vị ngọt của những bó rau sạch, vợ chồng anh Chinh mới nhận ra mình đã "phải lòng" những cây rau xanh mướt, rồi nhen nhóm ý định mở nông trại cho riêng mình.

Vợ chồng tiến sỹ về quê làm nông dân, bán 5 tấn nông sản/tháng - 3
Vợ chồng tiến sỹ về quê làm nông dân, bán 5 tấn nông sản/tháng - 4

Kết thúc dự án, năm 2017, anh Chinh nhận được học bổng sang Nhật làm nghiên cứu sinh trong lĩnh vực công nghệ sinh học. Chị Duyên và con cũng đồng hành với anh.

Tại đây, anh được tiếp xúc với nhiều kiến thức chuyên môn mới lạ. Trong đó, cuốn sách về ngành nông nghiệp tự nhiên của Nhật Bản và thế giới đã giúp anh vỡ ra nhiều ý tưởng. Người chồng tiến sĩ lúc này nắm tay vợ, ấp ủ ước mơ về quê hương lập nghiệp.

Cuối năm 2019, cả hai trở về Việt Nam với nhiều hoài bão lớn. Bằng chiếc xe máy, vợ chồng anh đi khắp các tỉnh chỉ để tìm một vị trí phù hợp cho việc mở nông trại. Suốt nhiều tháng ròng rã, cuối cùng họ cũng thuê được mảnh đất hoang 2ha ở xã Hiệp Thuận (huyện Phúc Thọ).

"Gọi là đất hoang vì vốn dĩ nơi đây chẳng có gì ngoài… đất. Xung quanh khu đất không có trạm xăng, nhà dân và thậm chí sóng điện thoại cũng yếu. Chúng tôi phải làm lại mọi thứ từ đầu. Bức tranh lớn về hành trình cải tạo mảnh đất hoang thành nông trại hiện ra trước mắt, khiến tôi vừa mừng, vừa lo", anh Chinh bộc bạch.

Vợ chồng tiến sỹ về quê làm nông dân, bán 5 tấn nông sản/tháng - 5
Vợ chồng tiến sỹ về quê làm nông dân, bán 5 tấn nông sản/tháng - 6

Con đường để đạt đến ước mơ của vợ chồng anh không thể thiếu những bước chân dính đầy bùn đất.

Trong 6 tháng đầu, vợ chồng anh và 2 đồng nghiệp phải chạy tới chạy lui, cân bằng giữa việc cơ quan và việc ở nông trại. Mỗi ngày, cả hai rời khỏi nhà lúc 4h, làm nông dân trong 3 tiếng. Sau đó, họ gạt bùn đất, thay áo sơ mi, đóng quần tây rồi đến cơ quan làm nhân viên văn phòng.

Cuối tuần, đôi vợ chồng mới được làm nông dân "toàn thời gian". Anh chị và đội nhân công quần quật ở nông trại suốt 14 tiếng/ngày, chia nhau ra đào mương, kéo điện, dựng nhà và hàng rào. Ấy vậy mà đôi vợ chồng không thấy cực khổ chút nào. Suốt mấy tháng, chị Duyên sụt 5kg, còn anh Chinh thì đen nhẻm, tóc tai bờm xờm.

Cả nhóm chỉ đủ tiền thuê 4 nhân công nên công việc cải hóa đất hoang dường như làm mãi không xong.

Rồi bước đầu trồng cấy, anh Chinh phải tự chạy đi giao rau, lắm lúc lái xe máy cả chặng đường 100km đến Hà Nội.

Không chỉ mồ hôi, nước mắt đã rơi khi nông trại thua lỗ 11 tháng liên tiếp. Số vốn 500 triệu đồng ban đầu bay đánh vèo. Tháng 8/2020, chị Duyên quyết định nghỉ việc để toàn tâm cho vườn tược. Gần 1 năm sau, anh Chinh cũng nghỉ theo.

Vợ chồng tiến sỹ về quê làm nông dân, bán 5 tấn nông sản/tháng - 7
Vợ chồng tiến sỹ về quê làm nông dân, bán 5 tấn nông sản/tháng - 8

"Tối nằm ngủ, vợ chồng tôi cùng vắt tay lên trán nghĩ mãi. Ngồi làm ở văn phòng có máy lạnh, ngày nào cũng xem tá hỏa những văn bản chi chít chữ, thực sự không thấy hạnh phúc gì cả. Đó có phải cuộc sống mà mình mơ ước không?

Vợ chồng tự hỏi nhau, rồi cũng tự trả lời, cuối cùng đều nghỉ việc vì cảm giác làm nông vất vả, nhưng lại thấy hạnh phúc lạ thường", anh Chinh trải lòng.

Hạnh phúc không đến từ bàn giấy

Vợ chồng anh Chinh nghỉ việc trong sự ngỡ ngàng của nhiều người. Bố mẹ ủng hộ, nhưng họ hàng xa gần lại dè bỉu: "Học cho lắm rồi về làm nông dân". Dù chạnh lòng, đôi vợ chồng tiến sĩ vẫn quyết bỏ ngoài tai.

"Tôi nhớ như in lần đi giao rau cho một nữ công nhân đang mang thai. Nhiều người nghĩ người lao động tay chân thường chuộng thực phẩm rẻ, không quá quan tâm về chất lượng nhưng nữ công nhân này lại khác.

Lúc đó, tôi thấy được nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch để đảm bảo an toàn, sức khỏe cho thế hệ tương lai quan trọng đến mức nào. Điều đó tạo động lực cho chúng tôi ngày đêm cố gắng trồng, mang đến những nông sản sạch cho người tiêu dùng", anh Chinh tâm niệm.

Vợ chồng tiến sỹ về quê làm nông dân, bán 5 tấn nông sản/tháng - 9
Vợ chồng tiến sỹ về quê làm nông dân, bán 5 tấn nông sản/tháng - 10

Trồng theo phương pháp hữu cơ, rau không thể lớn nhanh như kiểu dùng thuốc hóa học thông thường. Tuy nhiên, anh Chinh vẫn không gấp gáp.

Đặt ra tiêu chí mang đến nông sản sạch, nông trại luôn tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc: không thuốc diệt cỏ, không phân bón hóa học, không hóa chất bảo vệ thực vật, không dùng giống biến đổi gen và không chất kích thích sinh trưởng.

Từ chủ đến thợ tại nông trại bắt sâu bằng tay, dùng công nghệ vi sinh, tự lắp đặt hệ thống tưới bón nhỏ giọt. Người làm tại đây cũng không đốt cỏ làm ô nhiễm môi trường mà chỉ phun vi sinh học cho đất mủn.

Ngoài ra, anh Chinh còn mày mò, nghiên cứu, tự sáng tạo các loại máy móc, dụng cụ như chiếc khay gieo hạt bán tự động từ tấm nhựa và gỗ.

Vợ chồng tiến sỹ về quê làm nông dân, bán 5 tấn nông sản/tháng - 11
Vợ chồng tiến sỹ về quê làm nông dân, bán 5 tấn nông sản/tháng - 12

Khi khách hàng biết đến sản phẩm vườn nhà nhiều hơn thì cũng là lúc dịch Covid-19 ập tới. Vợ chồng anh Chinh là người làm phải ở yên trong nông trại suốt nhiều tháng, hằng ngày chỉ quanh quẩn ở mảnh vườn. Nhờ vậy, họ càng chuyên tâm trồng hái, nâng tầm chất lượng sản phẩm.

Hết giãn cách, đôi vợ chồng khởi nghiệp lại đối mặt với thiên tai, mưa lũ. Chứng kiến cảnh cả vườn rau bị ngập úng, cây không sống nổi, nước mắt cả hai hòa lẫn với nước mưa.

"Lúc đó, tôi cố đào đất, khơi thông rãnh mà vẫn không kịp tiêu thoát nước cho vườn. Mất trắng, vợ chồng ôm nhau, khóc nghẹn, nhưng vẫn bảo nhau "phải vực dậy", anh Chinh nói.

Cặp đôi đã không bỏ cuộc. Vào mùa vụ mới, họ quyết tâm làm lại từ đầu. Rút kinh nghiệm sau nhiều lần thất bại, nhóm đã tránh được nhiều sai sót, sản lượng rau quả tại nông trại tăng dần. Năm 2021, rau vườn nhà đạt tiêu chuẩn hữu cơ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Vợ chồng tiến sỹ về quê làm nông dân, bán 5 tấn nông sản/tháng - 13
Vợ chồng tiến sỹ về quê làm nông dân, bán 5 tấn nông sản/tháng - 14

Tận dụng mối quan hệ, mạng xã hội và thông tin truyền miệng của người dân địa phương, nông trại có thêm nguồn khách hàng. Khu vườn bắt đầu có lãi, đủ khả năng trả lương nhân công, duy trì vốn để xoay vòng sản xuất.

Sau 4 năm hoạt động, hiện tại hằng tháng, nông trại cung cấp cho thị trường 4-5 tấn nông sản, với 100 loại rau, củ khác nhau. Vợ chồng anh Chinh tạo việc làm cho 10 lao động lớn tuổi, khuyết tật ở địa phương. Nông trại cũng đón sinh viên nông nghiệp đầu tiên đến thực tập, trải nghiệm.

Vợ chồng tiến sỹ về quê làm nông dân, bán 5 tấn nông sản/tháng - 15
Vợ chồng tiến sỹ về quê làm nông dân, bán 5 tấn nông sản/tháng - 16

"Mỗi người có một cách sống riêng, chọn cách nào cũng được, miễn là có ích cho xã hội. Chúng tôi sống cuộc đời của nông dân, ăn uống, làm việc như một nông dân và hạnh phúc theo kiểu của một nông dân.

Hạnh phúc ấy đơn giản là được thức dậy với những hàng rau xanh mướt, được ăn cơm với rau và mang số rau sạch ấy cho những người khác", anh Chinh tâm đắc.

Ảnh: Ảnh: NVCC

Làm thêm giờ, công ty không trả tiền mà cho nghỉ bù thì có đúng luật?

Đây là thắc mắc của anh Đình Trung, người lao động tại một công ty về xuất nhập khẩu ở TP.Thủ Đức (TP.HCM). 

Với câu hỏi này, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM dẫn chiếu quy định tại khoản 1, 2, 3 điều 98 bộ luật Lao động. Theo đó, khoản 1 nêu rõ, người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

  • Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%
  • Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%
  • Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% (chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày).

Khoản 2, trường hợp người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

Khoản 3 quy định đối với người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hay của ngày nghỉ lễ, tết.

Căn cứ các quy định này, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cho biết trường hợp công ty yêu cầu người lao động làm thêm giờ thì phải trả lương làm thêm giờ, bộ luật Lao động không quy định việc nghỉ bù.

Làm thêm giờ, công ty không trả tiền mà cho nghỉ bù thì có đúng luật?- Ảnh 1.

Công ty phải trả lương cho người lao động làm thêm giờ, bộ luật Lao động không quy định việc nghỉ bù

NHẬT THỊNH

Cần lưu ý rằng theo điều 107 bộ luật Lao động, thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.

Công ty chỉ được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi được sự đồng ý của người lao động. Đồng thời, phải bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày (trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 1 ngày; không quá 40 giờ trong 1 tháng).

Ngoài ra, công ty phải bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 1 năm, trừ một số trường hợp được quy định.

Hình thức xử phạt

Theo quy định tại khoản 2 điều 17, Nghị định 12 năm 2022 của Chính phủ, sẽ phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: trả lương không đúng hạn theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm việc vào ban đêm; không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật... theo một trong các mức sau đây:

  • Từ 5 - 10 triệu đồng đối với vi phạm từ 1 - 10 người lao động
  • Từ 10 - 20 triệu đồng đối với vi phạm từ 11 - 50 người lao động
  • Từ 20 - 30 triệu đồng đối với vi phạm từ 51 - 100 người lao động
  • Từ 30 - 40 triệu đồng đối với vi phạm từ 101 - 300 người lao động
  • Từ 40 - 50 triệu đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Tại khoản 5, điều 17 của Nghị định 12 còn buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động.

Trong đó, tiền lãi được tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.

Cần lưu ý, theo quy định tại điều 6, Nghị định 12 thì mức phạt này sẽ áp dụng đối với cá nhân. Đối với tổ chức, mức phạt tiền sẽ bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Số người rút BHXH 1 lần tiếp tục tăng

Thông tin về số người rút BHXH 1 lần được ông Đào Duy Hiện, Phó ban Thực hiện chính sách BHXH (BHXH Việt Nam), cho biết tại buổi họp báo cung cấp thông tin quý 2/2024, do BHXH Việt Nam tổ chức ngày 14.6.

Số người rút BHXH 1 lần tiếp tục tăng- Ảnh 1.

Người lao động TP.HCM xếp hàng chờ làm thủ tục rút BHXH 1 lần

NGUYỄN ANH

Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2024 có khoảng 18,3 triệu người tham gia BHXH, đạt tỷ lệ bao phủ 39,05% lực lượng lao động trong độ tuổi, tăng 1,16 triệu người (tương đương 6,77%) so với cùng kỳ năm 2023.

Ngành BHXH cũng đã giải quyết và chi trả cho gần 8 triệu người hưởng các chế độ BHXH; phối hợp với ngành LĐ-TB-XH giải quyết cho 442.380 người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, qua đó góp phần hỗ trợ, ổn định cuộc sống của người lao động và nhân dân.

Ước 6 tháng đầu năm, ngành BHXH đã giải quyết cho 40.332 người hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH. Trong đó, gần 595.000 người rút BHXH 1 lần, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong số này, phần lớn là người lao động ngừng đóng BHXH sau 1 năm nghỉ việc (chiếm khoảng 98%); chủ yếu là lao động trong độ tuổi 20 - 40, làm việc trong doanh nghiệp, nhất là khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chịu nhiều áp lực.

Lý giải về sự gia tăng này, ông Đào Duy Hiện cho hay: "Khi được hỏi có cân nhắc giữa hưởng lương hưu, có thẻ BHYT miễn phí khi về già hay chọn rút BHXH 1 lần, nhiều lao động vẫn chọn rút vì nhu cầu tài chính trước mắt. Nhiều lao động cho biết họ vẫn muốn có lương hưu, song vì điều kiện kinh tế nên chọn rút BHXH 1 lần. Hơn nữa, điều kiện rút hiện cũng khá dễ dàng, mức hưởng hấp dẫn".

Theo ông Nguyễn Thế Mạnh, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam, đầu năm 2023, khi có thông tin về sửa luật BHXH, nhiều lao động chưa hiểu hết nên số rút BHXH 1 lần tăng đột biến, song từ tháng 10.2023 đến nay đã giảm.

Nhằm giải quyết vấn đề rút BHXH 1 lần, dự thảo luật BHXH mới đây trình Quốc hội 2 phương án. Phương án 1, người tham gia đóng BHXH trước khi luật BHXH sửa đổi có hiệu lực (dự kiến 1.7.2025) sau 12 tháng không đóng BHXH bắt buộc lẫn tự nguyện mà đóng BHXH chưa đủ 20 năm thì được rút 1 lần. Còn người bắt đầu đi làm và tham gia BHXH từ sau 1.7.2025 sẽ không được rút BHXH 1 lần, trừ trường hợp theo quy định.

Phương án 2, người lao động đóng BHXH chưa đủ 20 năm, sau 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc cũng không đóng tự nguyện thì được giải quyết rút BHXH với mức không quá 50% tổng thời gian đóng, phần còn lại được bảo lưu trong hệ thống để sau này hưởng chế độ khi quay lại hệ thống an sinh.

Tính đến tháng 4.2024, đã có gần 121.900 người nghỉ việc hưởng BHXH 1 lần, cao nhất từ trước đến nay.

Dự báo nếu đà tăng này tiếp tục thì năm 2024 ước có khoảng 1,4 triệu người hưởng BHXH 1 lần. Trước thực trạng này, thảo luận về dự thảo luật BHXH sửa đổi, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, cần có những giải pháp tối ưu để đảm bảo cho hàng triệu người lao động không bị ra khỏi lưới an sinh, không được bảo đảm cuộc sống khi về già.

Dự thảo luật BHXH sửa đổi dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua vào ngày 25.6 tới.

Thursday, June 13, 2024

Công nhân ngày càng kiệt quệ về tinh thần lẫn thể chất

Mới đây, khảo sát của công ty Telus Health (Canada) đã chỉ ra nguy cơ kiệt sức và nhu cầu được hỗ trợ sức khỏe tâm thần của người lao động tại Singapore ngày càng tăng. Đây là cuộc khảo sát được thực hiện với sự tham gia của 1.000 công nhân tại nước này.

Theo đó, 47% công nhân ở Singapore cảm thấy kiệt sức về tinh thần và thể chất vì công việc của họ.

Công nhân Singapore đối mặt thách thức kiệt quệ về tinh thần lẫn thể chất - 1

Gần một nửa số lượng công nhân ở Singapore cảm thấy kiệt sức (Ảnh minh họa: Freepik).

Giám đốc Telus Health tại Châu Á, Haider Amir, cho biết, chán việc là 1 trong 3 triệu chứng chính của tình trạng kiệt sức, đặc trưng là hiệu suất làm việc giảm sút và thái độ hoài nghi.

Nghiên cứu cho thấy 2/3 số công nhân ở đây có ít nhất 1 trong 3 dấu hiệu kiệt sức này. Trong đó, số lượng những người dưới 40 tuổi có nguy cơ cảm thấy cực kỳ kiệt sức và không có động lực làm việc, cao gấp 3 lần so với những công nhân trên 50 tuổi.

27% công nhân cho biết lý do hàng đầu dẫn đến kiệt sức là do phải làm quá nhiều việc. Các lý do khác bao gồm có quá nhiều nhu cầu cá nhân (16%), thiếu sự công nhận (13%) và lo lắng về việc mất việc hoặc thiếu sự hỗ trợ cho công việc (9%).

Về việc không có động lực làm việc, 26% công nhân cho rằng là bởi họ cảm giác không được tôn trọng. Ngoài ra, họ cũng chia sẻ nguyên nhân là do cảm thấy công việc nhàm chán và thường xung đột với đồng nghiệp.

Đáng chú ý, 52% người lao động cho biết nơi làm việc của họ không cung cấp các chương trình sức khỏe tâm thần như tư vấn bí mật hay cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Tiến sĩ John Shepherd Lim, Giám đốc phúc lợi của Trung tâm Tư vấn Singapore, cho biết tình trạng kiệt sức kéo dài mà không được giải quyết có thể dẫn đến trầm cảm lâm sàng và rối loạn lo âu.

"Việc bỏ bê những công nhân bị kiệt sức có thể khiến doanh nghiệp phải trả giá đắt về mặt kinh tế, chẳng hạn như mất năng suất và tăng chi phí y tế về lâu dài", ông nói.

Theo Giám đốc điều hành của PeopleWorldwide Consulting, David Leong, các công nhân cảm thấy kiệt sức vì không thể ngừng làm việc kể cả đã tan ca.

Văn hóa làm việc "luôn có mặt" với chiếc điện thoại lúc nào cũng phải mở chuông, khiến người lao động cảm thấy mệt mỏi.

 "Nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của nhân viên mà còn làm giảm năng suất, tăng tình trạng vắng mặt và dẫn đến tỷ lệ thôi việc cao hơn", ông nói.

Ông chia sẻ thêm rằng các tổ chức nên chủ động tạo ra môi trường làm việc lành mạnh hơn. Họ có thể thường xuyên đánh giá, quản lý khối lượng công việc của nhân viên, đưa ra cách sắp xếp công việc linh hoạt và cung cấp hỗ trợ về sức khỏe tâm thần như dịch vụ tư vấn hoặc chương trình chăm sóc sức khỏe.

Ông Paul Heng, người sáng lập và huấn luyện viên điều hành của NeXT Career Consulting Group, Châu Á, cũng kêu gọi người lao động hãy làm chủ sức khỏe tinh thần của mình.

"Tìm kiếm sự giúp đỡ không có nghĩa là bạn không đủ năng lực. Mà có nghĩa là bạn đủ khôn ngoan để nhận ra rằng mình cần được giúp đỡ", ông cho hay.

Nữ dược sĩ bán bánh kem "quái dị" giá chục triệu đồng, người mua nườm nượp

Bỏ nghề ổn định, theo đuổi đam mê

Năm 2015, Nguyễn Thị Phương Nguyên (ngụ tại tỉnh Bình Dương) bắt đầu làm việc cho những phòng thuốc tại quê nhà, với mức lương 5 triệu đồng/tháng.

Suốt 4 năm, công việc dù ổn định nhưng thu nhập chỉ đủ đáp ứng cuộc sống khiến Nguyên chán nản. Vậy nên, năm 2019, chị quyết định nghỉ việc trước sự phản đối của gia đình, bạn bè và bắt đầu theo đuổi sự nghiệp làm bánh.

Nữ dược sĩ bán bánh kem quái dị giá chục triệu đồng, người mua nườm nượp - 1

Với đam mê làm bánh, Nguyên chấp nhận từ bỏ công việc ổn định mà nhiều người mơ ước (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

"Mọi người cho rằng dược sĩ là một nghề cao quý, ổn định, khuyên tôi không nên bỏ nghề để mạo hiểm khởi nghiệp. Thế nhưng, tôi còn trẻ, tôi biết mình muốn gì và sẵn sàng đối mặt với thử thách", chị nói.

Thời gian đầu, chị Nguyên chỉ có 30 triệu đồng tích cóp suốt 4 năm đi làm, chẳng có kinh nghiệm làm bánh. Lúc ấy, cô gái mới mày mò lên mạng, tìm kiếm công thức và theo dõi các lớp dạy làm bánh trực tuyến.

Chưa có nhiều kinh nghiệm, những mẻ bánh đầu tiên hỏng liên tục, nhưng không vì thế mà chị bỏ cuộc. Dần dà, bánh làm ra càng hoàn thiện hơn. Dù không đẹp mắt, những chiếc bánh ấy vẫn nhận được sự khen ngợi khi Nguyên mang đi mời người thân, bạn bè ăn thử.

Nữ dược sĩ bán bánh kem quái dị giá chục triệu đồng, người mua nườm nượp - 2

Những mẻ bánh hỏng "ra lò" liên tục càng tạo cho chị động lực để mày mò, cố gắng (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Chị lấy đó làm động lực, đăng tải thêm nhiều sản phẩm lên mạng xã hội để bán. Từ một "tay mơ" mới vào nghề, thời điểm đó, cô gái có thể kiếm được 1-2 triệu đồng/ngày từ việc bán bánh. Gia đình thấy công việc "ăn nên làm ra" nên cũng ủng hộ chị theo đuổi.

Càng theo đuổi nghề, chị càng nhận ra bản thân có thiên hướng nghệ thuật, thường sáng tạo kiểu dáng của bánh kem theo kiểu độc lạ. Vì vậy, đầu năm 2020, Nguyên quyết định mở tiệm bánh, tìm hiểu và đặt mục tiêu sẽ làm ra những chiếc bánh đầy nghệ thuật.

Nữ dược sĩ bán bánh kem quái dị giá chục triệu đồng, người mua nườm nượp - 3

Chị bắt đầu tìm hiểu loại hình tạo bánh nghệ thuật fondant (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Từ đây, chị biết đến fondant, một hỗn hợp kẹo dẻo được làm ra từ quá trình nấu chảy đường và bột. Loại fondant này khá linh hoạt, dễ tạo màu và tạo mùi, rất được ưa chuộng trong việc tạo lớp phủ bên ngoài cùng cho mặt bánh hay nặn hình thù trang trí theo ý muốn.

Ngoài ra, lớp phủ mà fondant tạo ra có giá trị thẩm mỹ rất cao với bề mặt láng mịn và bóng mờ. Chúng cũng không dễ nhăn nheo hay gãy nứt và có khả năng chịu đựng được nhiệt độ cao trong nhiều giờ của các bữa tiệc ngoài trời.

Những chiếc bánh "quái dị" nhiều người mê

Biết được ưu điểm của loại bánh mới lạ ấy, Nguyên bắt tay vào tạo hình nhiều sản phẩm "quái dị" như đầu phù thủy, búp bê mặt người, hòn non bộ,… Song song với đó, chị cũng làm những chiếc bánh đơn giản để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Theo bà chủ tiệm bánh, đối với những chiếc bánh đơn giản, chị chỉ mất 30 phút để hoàn thành nên được bán với giá 200.000-600.000 đồng. Còn những chiếc bánh nghệ thuật, chị mất đến 3-4 tháng mới làm xong nên giá dao động từ 7 đến 15 triệu đồng/cái.

Nữ dược sĩ bán bánh kem quái dị giá chục triệu đồng, người mua nườm nượp - 4

Nhiều chiếc bánh có sự đầu tư công phu, chị Phương cho hay sẽ không bán mà để trưng bày (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

"Mức giá cao nên mỗi lần giao bánh cho khách, tôi rất hồi hộp. Mình tự tin với sản phẩm vì đã dồn rất nhiều tâm tư vào đó, chỉ lo không vừa ý khách thôi. Nhưng may mắn, lần nào giao hàng khách cũng vui vẻ, hài lòng", Nguyên nói.

Tiếng lành đồn xa, không lâu sau Nguyên tuyển thêm 7 nhân viên. Hằng ngày, tiệm bán được khoảng 20 chiếc bánh. Chị Nguyên phải luôn có mặt ở tiệm, làm việc quần quật cả ngày thì mới kịp giao hàng cho khách.

Nữ dược sĩ bán bánh kem quái dị giá chục triệu đồng, người mua nườm nượp - 5

Theo chị Nguyên, nghề này đòi hỏi phải dồn nhiều thời gian, công sức nên lắm lúc ảnh hưởng đến sức khỏe người làm nghề (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

"Những chiếc bánh phục vụ các bữa tiệc lớn là vất vả nhất, vì nó có nhiều tầng. Lắm lúc, tôi và nhân viên phải thức làm bánh từ tối đến 2h ngày hôm sau", chị chia sẻ.

Để có thêm nhiều kinh nghiệm, Nguyên mang bánh của mình đi dự nhiều cuộc thi trên thế giới, với sự tham gia của không ít chuyên gia nổi tiếng. Đến nay, chị đã gặt hái cho mình giải thưởng "Top 5 Cuộc Thi Đầu Bếp Bánh Tài Năng 2021", làm giám khảo bánh nghệ thuật quốc tế,…

Nữ dược sĩ bán bánh kem quái dị giá chục triệu đồng, người mua nườm nượp - 6

Một trong những chiếc bánh nghệ thuật có hình "quái dị" mà chị từng làm (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

"Nhớ nhất là cuộc thi ở Phillipines. Lúc đó, tôi thiếu nhiều nguyên liệu, dụng cụ làm bánh. Bản thân bối rối nhưng tôi vẫn cố bình tĩnh hết sức để tìm cách. Cuối cùng, tôi vỡ òa khi nhận được giải thưởng, huy chương và bằng khen.

Một kỷ niệm đáng nhớ khác là khi tôi mang chiếc bánh sâu bướm nặng hơn 11kg đi thi. Lúc đó, chiếc bánh quá nặng nên tôi phải bắt vít cố định vào phần thân để tạo hình. Quá trình làm hơn 1 ngày rưỡi, tôi quên cả ăn, uống. May mắn, bản thân cũng đem về giải bạc và giải đồng nhờ tác phẩm ấy", Nguyên bộc bạch.

Nữ dược sĩ bán bánh kem quái dị giá chục triệu đồng, người mua nườm nượp - 7

Đối với chị, mỗi chiếc bánh đều có ý nghĩa, thông điệp riêng (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

"Bản thân tôi còn nhiều khiếm khuyết nhưng chiếc bánh tôi làm ra phải luôn hoàn hảo. Điều đó thể hiện sự tôn trọng khách hàng, cũng như tôn trọng nghề nghiệp mà mình theo đuổi. Nghề này rất cần đầu tư công sức, thời gian, tình cảm vào thì mới trụ được với nghề. Vì thế, người làm nghề này thường thức khuya, dễ ảnh hưởng đến sức khỏe", chị chia sẻ.

Cụ bà người Nhật chặt bỏ cây, treo biển "dằn mặt" người bẻ cành

Không lâu sau vụ "lao động Việt ở Nhật sốc vì vừa xin cam hôm sau hàng xóm chặt cây", mới đây, một người Việt sinh sống tại Nhật Bản chia sẻ câu chuyện về việc hàng xóm người Nhật chặt cây hoa khi phát hiện có người đến chụp ảnh và bẻ cành cây. Sự việc này nhanh chóng thu hút sự chú ý, gây xôn xao trên mạng xã hội.

Người đăng tải đoạn clip viết: "Chỉ vì cây bị bẻ mất cành mà người Nhật cưa cả cây đi".

Người đàn ông chia sẻ câu chuyện về hàng xóm người Nhật

Theo người đăng tải video, nguyên nhân khiến bà hàng xóm người Nhật cưa cây là do có người đã đến chụp ảnh và bẻ cành mà không xin phép. Đồng thời, người đàn ông lên tiếng giải đáp thắc mắc của nhiều người về việc "phải chăng người Nhật nào cũng chặt cây khi có người đến chụp ảnh".

Đoạn clip sau khi đăng tải nhanh chóng thu hút sự chú ý của đông đảo cư dân mạng. Theo một số người, việc chặt cây thể hiện sự ích kỷ, số khác lại cho rằng không phải ngẫu nhiên chủ nhà lại có hành động như vậy.

Chia sẻ với phóng viên Dân trí, anh Phạm Anh Tuấn, sinh sống tại thành phố Fukuoka (Nhật Bản) - chủ nhân đoạn clip gây sốt mạng xã hội - cho biết, người hàng xóm đã rất tức giận và quyết định chặt hạ cây sau khi chứng kiến có 2 người đến chụp ảnh và bẻ cành.

"Trước nhà bà cụ hàng xóm có trồng vài cây Mimosa. Loài cây này hoa màu vàng, khi nở rất đẹp, có mùi thơm. Mọi ngày, vẫn có người đến chụp ảnh và không có chuyện gì xảy ra. Tuy nhiên, vào ngày 27-28/5, có hai người sau khi đến chụp ảnh đã tự ý bẻ cành cây.

Bức xúc trước hành vi thiếu ý thức này, bà hàng xóm đã cưa toàn bộ cây. Bà cụ còn treo tấm biển giải thích lý do chặt cây và nói đừng tùy tiện bẻ cành cây", anh Tuấn kể.

Hơn 20 năm sinh sống tại Nhật Bản, anh Tuấn chia sẻ, cũng có một số người Nhật chặt bỏ cây khi có người đến chụp ảnh và bẻ cành. Tuy nhiên, những người có tính cách như vậy chỉ là một bộ phận nhỏ.

Cụ bà người Nhật chặt bỏ cây, treo biển dằn mặt người bẻ cành - 1

Cụ bà người Nhật chặt cây và cảnh báo mọi người không nên tùy tiện bẻ cành cây (Ảnh: Cắt từ clip).

"Những người hành động như vậy đa phần họ có vấn đề về tâm lý. Không nên vì một vài trường hợp mà đánh đồng tất cả người Nhật như vậy", anh Tuấn nói.

Anh chia sẻ, dọc theo con đường gần nhà, người Nhật trồng rất nhiều hoa cẩm tú cầu với đủ màu sắc rực rỡ. Vào mùa hoa nở, con đường trở nên thơ mộng và mọi người khi đi ngang qua đều dừng lại để chụp ảnh.

"Nhiều ý kiến nói rằng người Nhật chặt bỏ cây khi có người đến chụp ảnh hoàn toàn không đúng. Con đường gần nhà tôi ngày nào cũng có người đến chụp ảnh nhưng các gia đình người Nhật họ rất thoải mái. Thậm chí, họ sẵn sàng mang kéo ra cắt hoa cho nếu có người xin", anh Tuấn nói.

Theo kinh nghiệm và quan sát của anh Tuấn, người Nhật luôn đề cao tính riêng tư và không thích bị người khác "dòm ngó". Để tránh những hiểu lầm và mâu thuẫn, mọi người nên hỏi ý kiến chủ nhà trước khi chụp ảnh, kể cả bên ngoài khuôn viên nhà họ.

"Người Nhật không thích người khác gây ồn ào xung quanh không gian sống của họ. Tôi thường quay clip chia sẻ kinh nghiệm khi sống ở Nhật để mọi người, đặc biệt những bạn thực tập sinh mới sang biết.

Nếu bạn muốn chụp ảnh cây hoa đẹp trước nhà người Nhật, hãy chủ động hỏi ý kiến họ trước. Tránh chụp toàn bộ ngôi nhà vì điều này có thể khiến họ cảm thấy bị soi mói. Tuyệt đối không ngắt hoa hay bẻ cành dù cây mọc ở ven đường.

Bên cạnh đó, cần tránh gây ồn ào trước nhà người khác. Nếu bị làm phiền, có người ra nhắc nhở nhưng cũng có người không nói gì mà âm thầm chặt phá cây hoa đó đi", anh Tuấn cho biết.

Đốc thúc trả nợ lương với giảng viên trường cao đẳng y tế

Ông Bùi Long Ẩn, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam, cho biết nhà trường đã tổ chức nhiều cuộc họp nhằm tháo gỡ khó khăn và xác định hướng hoạt động trong thời gian tới.

Nhận định chung, công tác giảng dạy, học tập lý thuyết và thực tập của sinh viên hiện đã ổn định. Nhà trường vừa phê duyệt mức thu học phí năm học 2024-2025 và hoàn thành kế hoạch tuyển sinh cho năm học này.

Đốc thúc trả nợ lương với giảng viên trường cao đẳng y tế - 1

Ông Bùi Long Ẩn - Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam báo cáo tình hình hoạt động của trường (Ảnh: Hằng Thúy).

Đảng ủy nhà trường đã thống nhất rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự và hoàn thành việc chi trả chế độ lương cho cán bộ, giáo viên. Một số dự án sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học cũng đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Ông Bùi Long Ẩn cho biết, mặc dù đã có những hướng đi mới, dần khắc phục những khó khăn, nhà trường vẫn gặp nhiều vướng mắc do thông tin, dư luận làm ảnh hưởng đến công tác tuyển sinh và tình trạng thiếu cán bộ.

Nhà trường mong muốn UBND tỉnh và các sở, ngành tiếp tục hỗ trợ để vượt qua khó khăn, thực hiện nhiệm vụ đào tạo.

Tại cuộc họp, ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đánh giá cao nỗ lực của Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam trong việc tháo gỡ khó khăn và đề nghị lãnh đạo nhà trường tiếp tục quán triệt, xác định nhiệm vụ của đơn vị.

Đốc thúc trả nợ lương với giảng viên trường cao đẳng y tế - 2

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam phát biểu tại cuộc họp (Ảnh: Hằng Thúy).

Ông Trần Anh Tuấn yêu cầu trường tập trung giải quyết chế độ cho cán bộ, giáo viên và các khoản nợ trước đây; nâng cao chất lượng đào tạo; đẩy mạnh công tác tuyển sinh và kiện toàn hội đồng tuyển sinh. 

Như Dân trí đưa tin, liên quan đến các sai phạm tại Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam, trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Ba, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam.

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Nam kết luận, trong 2 nhiệm kỳ 2015-2020 và 2020-2025, Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam đã sử dụng kinh phí vượt so với số lượng tuyển sinh đào tạo hơn 23 tỷ đồng. Bệnh viện đa khoa trực thuộc trường thực hiện kinh phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế vượt trần hơn 12 tỷ đồng và nợ tiền mua thuốc khám chữa bệnh 9,4 tỷ đồng.

Nhà trường chậm khắc phục hậu quả, dẫn đến nợ lương người lao động kéo dài và giảng viên ngừng việc tập thể.

Cuối năm 2023, đầu năm 2024, tỉnh Quảng Nam đã cấp bổ sung cho trường 5,8 tỷ đồng để trả nợ lương. Tuy nhiên, Bệnh viện đa khoa trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam vẫn còn nợ hơn 800 triệu đồng tiền lương và chế độ khác.

Wednesday, June 12, 2024

Không để tăng lương dẫn đến tăng giá "thành thói quen" từ 1/7

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo, đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành 6 tháng đầu năm, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại của năm 2024, báo cáo của Bộ Tài chính - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo cho thấy, bình quân 5 tháng đầu năm nay, CPI tăng 4,03% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong mức tăng này, có 10/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, 1 nhóm hàng có chỉ số giá giảm.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh còn hơn 6 tháng là kết thúc năm 2024, áp lực lạm phát vẫn thường trực (tăng lương, tình hình biến động của thế giới, OPEC không tăng sản lượng xăng dầu), đặc biệt là việc đứt gãy chuỗi cung ứng vận tải biển làm chi phí vận tải tăng lên. 

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng tin tưởng và kỳ vọng, nếu từ nay đến cuối năm không có những biến động lớn, đột xuất, bất ngờ xảy ra ảnh hưởng lớn đến việc điều hành thì sẽ kiểm soát tốt lạm phát.

Không để tăng lương dẫn đến tăng giá thành thói quen từ 1/7 - 1

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu. Ảnh: An Đăng/TTXVN

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các bộ, ngành theo dõi sát diễn biến giá cả hàng hóa thị trường thế giới và trong nước. Từ đó, đề ra những giải pháp và kịch bản phù hợp, kịp thời, tinh thần phải kiểm soát được trong mức giới hạn Quốc hội cho phép là 4,5%. 

"Nhu cầu có, mà hàng thiếu thì giá dứt khoát phải tăng. Sản xuất thừa, nhu cầu không đáp ứng thì lãng phí cho xã hội. Các bộ, ngành, địa phương trong lĩnh vực của mình điều phối cho tốt, không để tăng giá, đáp ứng được yêu cầu hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa thiết yếu, có tác động lớn đến chỉ số CPI", Phó Thủ tướng nêu rõ.

Khi thực hiện tăng lương vào thời điểm 1/7 tới, Phó Thủ tướng đề nghị làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra quá trình niêm yết thực hiện các chính sách, quy định về giá.

Trong đó, kiểm tra yếu tố hình thành giá, không để tăng lương dẫn đến tăng giá bất hợp lý, "thành thói quen", làm mất đi ý nghĩa của việc tăng lương.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu phải kiểm tra, kiểm soát, giám sát, đặc biệt là đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu, niêm yết giá tại các chợ truyền thống…

"Cái gì chúng ta kiểm soát được thì kiểm soát chặt, cái gì thị trường quyết định thì phải theo sát để có những cơ chế, thí dụ như xăng dầu hiện nay là phải bình ổn", Phó Thủ tướng nhấn mạnh trong bối cảnh là thời điểm tăng lương, để vừa thực hiện được chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đã đề ra.

Lỡ dọn cốc bia uống dở, người lao công 77 tuổi bị hành hung đến bất tỉnh

Mới đây, mạng xã hội Singapore lan truyền bài viết về vụ người lao công bị thực khách hành hung, bởi lỡ tay dọn cốc bia còn đang uống dở. Sự việc khiến cư dân mạng hết sức phẫn nộ.

Theo đó, sự việc xảy ra vào khoảng 9h20 tối 7/6, tại một nhà hàng trên đường Yuan Sheng, Taman Jurong (Singapore).

Lỡ dọn cốc bia uống dở, người lao công 77 tuổi bị hành hung đến bất tỉnh - 1

Người lao công bị đánh ngã xuống đất (Ảnh: Shin Min Daily News).

Nhân viên nhà hàng cho biết, vào thời điểm xảy ra sự việc, một người đàn ông trung niên đã đến quán để uống bia. Khi đang ngồi uống, người này bỏ vào nhà vệ sinh một lúc lâu.

Lúc này, người lao công 77 tuổi của nhà hàng mang cốc bia đi, dọn bàn. Quay trở lại bàn, vị khách tỏ ra tức giận. Người này đã lao vào, đấm người lao công lớn tuổi, khiến ông ngã xuống đất, bất tỉnh.

Không dừng lại ở đó, vị khách này còn kéo lê người lao công hơn 10m và tiếp tục đá, đấm vào bụng của ông. Mặc cho nhiều thực khách khác can ngăn, người này vẫn rất hung hăng và không chịu dừng tay.

Mọi chuyện chỉ được giải quyết khi có sự xuất hiện của cảnh sát. Ngay sau đó, nạn nhân 77 tuổi đã được đưa đến bệnh viện, còn vị khách hành hung thì được đưa đến sở cảnh sát.

Zuo, chủ quán, cho biết hiện sức khỏe của người lao công đã ổn định. Ông chia sẻ, vị khách trên thường xuyên đến quán uống bia và làm loạn.

Trước đó, tại Siheung, tỉnh Kyunggi (Hàn Quốc), sự việc một quản lý quán cà phê bị khách hàng bắt quỳ gối để xin lỗi, xảy ra vào đầu tháng 4, đã khiến dư luận tranh cãi.

Theo đó, quản lý quán cà phê trong đoạn clip, Bae Soon Im, cho hay vào thời điểm xảy ra sự việc, một nữ khách hàng gọi đến quán để phàn nàn rằng nhân viên đã giao thiếu ống hút cho cô.

Lỡ dọn cốc bia uống dở, người lao công 77 tuổi bị hành hung đến bất tỉnh - 2

Nữ quản lý quán cà phê bị khách hàng ép quỳ gối xin lỗi vì giao thiếu ống hút (Ảnh cắt từ clip: SBS News).

Lúc này, cô Bae liền đặt một đơn hàng mới, giao ống hút kèm bánh ngọt cho vị khách này như một lời xin lỗi. Tuy nhiên, cô Bae đã viết sai địa chỉ giao hàng, khiến đơn hàng đến tay khách bị chậm trễ.

Không lâu sau, vị khách này quay trở lại quán với cốc cà phê trên tay và thái độ vô cùng giận dữ.

"Đây có phải là thái độ của người làm trong ngành dịch vụ không? Đừng kinh doanh như vậy nữa. Cô nghĩ mình có thể tồn tại ở khu vực này à?", vị khách hàng quát lớn.

Lời nói công kích dữ dội này đã thu hút sự chú ý của những người xung quanh. Để xoa dịu vị khách, cô Bae đã hỏi cách khắc phục thì vị khách này yêu cầu cô quỳ xuống. Vì muốn giải quyết sự việc nhanh chóng, cô Bae đã làm theo yêu cầu.

Sau sự việc, cô Bae cho hay bản thân bị đau đầu dai dẳng, chóng mặt, nôn mửa và đau bụng. Cô cũng sợ phải giao tiếp với khách hàng.

"Tôi hầu như không thể uống được vài ngụm nước. Tôi chỉ không muốn gặp khách hàng hay đi ra cửa hàng", cô Bae nói.

Cô Bae chia sẻ rằng ngày 8/4, cô cũng đã đệ đơn tố cáo khách hàng này lên chính quyền Hàn Quốc vì cản trở hoạt động kinh doanh và lăng mạ cô.

Nhiều cán bộ gần nghỉ hưu không được sắp xếp sau sáp nhập

Ngày 12/6, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Bình Định khóa XIII, nhiệm kỳ 2021-2026 khai mạc kỳ họp lần thứ 16 (kỳ họp chuyên đề).

Tại kỳ họp, ông Lê Minh Tuấn, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bình Định trình bày tờ trình đề nghị thông qua chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Bình Định, giai đoạn 2023-2025.

Nhiều cán bộ gần nghỉ hưu không được sắp xếp sau sáp nhập - 1

Thành phố Quy Nhơn có 6 phường phải thực hiện sắp xếp lại đơn vị hành chính (Ảnh: Doãn Công).

Theo đó, sáp nhập các phường Lê Hồng Phong, Lý Thường Kiệt, Trần Phú (thành phố Quy Nhơn) thành phường mới lấy tên phường Trần Phú. Phường có diện tích hơn 2,3km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số gần 38.000 người.

Sáp nhập 3 phường, gồm: Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Thị Nại thành phường mới lấy tên là phường Thị Nại. Sau sáp nhập phường Thị Nại có diện tích tự nhiên gần 3km2, quy mô dân số gần 35.000 người.

Tại thị xã Hoài Nhơn (Bình Định), xã Hoài Hải và phường Hoài Hương sẽ được sáp nhập thành phường mới lấy tên phường Hoài Hương, diện tích tự nhiên hơn 15km2, quy mô dân số gần 29.000 người.

Theo Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bình Định, qua lấy ý kiến của người dân về phương án sáp nhập, đặt tên phường đã nhận được tỷ lệ đồng thuận cao của người dân.

Ông Hồ Quốc Dũng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định, cho biết việc sắp xếp được Thường trực HĐND, UBND tỉnh cùng các ban, ngành nghiên cứu rất kỹ, phương án sắp xếp tối ưu và phù hợp nhất.

Tuy nhiên, ông Dũng cũng như lãnh đạo tỉnh Bình Định rất trăn trở việc sắp xếp lại cán bộ, công chức chưa được sắp xếp sau khi sáp nhập các phường, xã.

Theo ông Dũng, sau khi sắp xếp còn 81 trường hợp không sắp xếp được, trong đó có 67 cán bộ, công chức; còn 14 cán bộ không chuyên trách do không sắp xếp được phải chấp nhận giải quyết theo chế độ.

"Quan điểm của tỉnh, đối với các cán bộ, công chức phải cố gắng sắp xếp lại ở mức tối đa, bằng mọi cách điều động, bố trí, sắp xếp lại cho các đơn vị kể cả trên tỉnh và các địa phương lân cận", ông Dũng nói.

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định chia sẻ thêm việc một số cán bộ, công chức làm cả đời, gần nghỉ hưu giờ không sắp xếp được, lãnh đạo tỉnh rất trăn trở. Thường trực Tỉnh ủy Bình Định đã giao các cơ quan của tỉnh rà soát lại tất cả biên chế.

Bí quyết giúp doanh nghiệp ngành du lịch không lo thiếu nhân sự

Đột phá trong tuyển dụng nhân sự nhờ đào tạo kép

Tại ngày hội việc làm ngành du lịch vừa diễn ra ở TPHCM, bà Bùi Thị Ngọc Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch Thành phố, cho biết ngành du lịch thành phố những tháng đầu năm đã đạt được những con số ấn tượng về lượt khách cũng như doanh thu.

Với tín hiệu khởi sắc trên, ngành du lịch TPHCM đặt mục tiêu năm 2024 sẽ đón khoảng 6 triệu lượt khách quốc tế, 38 triệu lượt khách nội địa, tổng doanh thu ước đạt 190.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, ngành du lịch thành phố đang đối mặt với khó khăn lớn là rất khó tuyển dụng nhân sự có kinh nghiệm. Nguyên nhân là nhiều lao động lành nghề đã chuyển sang làm công việc khác trong giai đoạn bùng phát dịch Covid-19.

Bí quyết giúp doanh nghiệp ngành du lịch không lo thiếu nhân sự - 1

Các trường tại TPHCM đang nỗ lực đào tạo nguồn lực bổ sung cho khoảng trống nhân lực ngành du lịch sau đại dịch Covid-19 (Ảnh minh họa: Hutech).

Sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhân sự ngành du lịch TPHCM xuất hiện một khoảng trống lớn. Phần lớn lao động hiện nay là sinh viên mới ra trường, doanh nghiệp phải tốn công đào tạo lại mới có thể làm việc.

Theo thống kê 5 tháng đầu năm 2024 của Trung tâm Dịch vụ việc làm TPHCM, trong lĩnh vực khách sạn, du lịch và dịch vụ, nguồn cung lao động chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Ở lĩnh vực ẩm thực, nguồn cung càng ít hơn, doanh nghiệp cần tuyển 7.000 lao động nhưng chỉ có 257 lao động đăng ký tìm việc.

Trong bối cảnh đó, có những doanh nghiệp du lịch tìm được hướng đột phá cho việc bổ sung nhân sự bằng cách hợp tác với các trường nghề, tham gia chương trình đào tạo kép (mô hình đào tạo gắn với doanh nghiệp) mà Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) khởi xướng.

Ông Nguyễn Văn Thành, Trưởng khối Ẩm thực khách sạn Oscar Saigon, cho biết: "Trong quá trình hướng dẫn sinh viên khi tham gia chương trình đào tạo kép, chúng tôi có thể phát hiện những nhân tố xuất sắc, phù hợp với vị trí việc làm mà mình đang thiếu. Khi cần, chúng tôi có thể tuyển dụng ngay mà không phải tìm kiếm, liên hệ, phỏng vấn, đào tạo lại…".

Bí quyết giúp doanh nghiệp ngành du lịch không lo thiếu nhân sự - 2

Theo ông Thành, việc hợp tác với các trường nghề, tham gia đào tạo kép ban đầu là trách nhiệm xã hội của đơn vị nhằm góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho ngành du lịch thành phố. Sau đó, việc này tạo ưu thế cho đơn vị trong việc tuyển dụng nhân sự những năm gần đây.

Ông Thành chia sẻ: "Sau dịch, rất nhiều lao động ngành du lịch đã bỏ nghề, chuyển sang làm nghề khác, các doanh nghiệp trong ngành đều than khó tuyển dụng nhân sự khi du lịch phục hồi. Nhưng riêng chúng tôi thì không lo".

Đào tạo kép mang lại lợi ích cho cả 2 bên

Ngày 10/6, trường Cao đẳng Kinh tế TPHCM đã tổ chức lễ bế giảng thực hành 2 môn Nghiệp vụ buồng và Nghiệp vụ nhà hàng cho 78 sinh viên của trường tại khách sạn Oscar Saigon. Trong 2 tháng, 78 sinh viên đã có cơ hội học thực hành bằng công việc thực tế tại Oscar Saigon, phục vụ chính khách hàng của khách sạn.

Bí quyết giúp doanh nghiệp ngành du lịch không lo thiếu nhân sự - 3

Sinh viên Cao đẳng Kinh tế TPHCM nhận chứng nhận hoàn thành khóa thực hành 2 môn Nghiệp vụ buồng và Nghiệp vụ nhà hàng (Ảnh: Tùng Nguyên).

Ông Lê Văn Bình, Giám đốc khách sạn, chia sẻ: "Với phương pháp dạy là nhân viên lâu năm có kinh nghiệm chỉ dẫn tận tay từng thao tác, các sinh viên sau khóa học đã biết quy trình phục vụ buffet theo từng bữa khác nhau, bố trí bàn ăn phong cách Á - Âu, quy trình phục vụ buồng phòng…".

"Chỉ sau 2 tháng, các em tự tin về kỹ năng của mình, hiểu nội quy phục vụ khách tại khách sạn, tuân thủ kỷ luật, chuẩn chỉnh tác phong khi làm việc. Thành quả học tập của các em còn được đánh giá khách quan nhất từ chính khách hàng mà các em phục vụ", ông Bình nhận xét.

Theo ông Nguyễn Văn Thành, Trưởng khối Ẩm thực khách sạn Oscar Saigon, cách dạy tận tay chỉ việc trong môi trường làm việc thực tế sinh động và dễ tiếp thu hơn so với việc học qua clip hướng dẫn, thiết bị mô phỏng tại trường học.

Em Nguyễn Mai Ly, sinh viên năm 2 ngành Quản trị khách sạn Cao đẳng Kinh tế TPHCM, cho biết: "Em học được những kiến thức nền tảng, thực tế công việc 2 nghiệp vụ quan trọng nhất của ngành quản trị khách sạn. Khi thực hành, chúng em được đánh giá, góp ý những khuyết điểm của từng người để sửa sai, làm tốt hơn".

Bí quyết giúp doanh nghiệp ngành du lịch không lo thiếu nhân sự - 4

Mô hình đào tạo kép, đào tạo gắn liền với doanh nghiệp đang được các trường nghề phát triển mạnh (Ảnh: BKC).

Tiến sĩ Nguyễn Đặng An Long, Phó hiệu trưởng Cao đẳng Kinh tế TPHCM, khẳng định đào tạo kép là mô hình ưu việt của hệ thống giáo dục nghề nghiệp.

Trường đã chủ động tìm kiếm doanh nghiệp lớn có uy tín để hợp tác đào tạo, nghiên cứu, trao đổi giảng viên và nhân viên để giảng dạy, thực tập doanh nghiệp. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng là "đầu ra", nguồn tuyển dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp.

"Qua thực tiễn đào tạo, tôi nhận thấy mô hình này rất cần thiết với giáo dục nghề nghiệp. Đào tạo kép giúp nâng cao chất lượng đào tạo nghề nhờ gắn với thực tế làm việc, nâng cao hiệu quả đào tạo nghề vì hướng tới đào tạo theo địa chỉ sử dụng, tiết kiệm vốn đầu tư kỹ thuật cho trường dạy nghề…", tiến sĩ An Long chia sẻ.

Bí quyết giúp doanh nghiệp ngành du lịch không lo thiếu nhân sự - 5

Theo ông Nguyễn Văn Thành, không chỉ sinh viên và nhà trường được lợi, ngay chính doanh nghiệp tham gia mô hình đào tạo kép cũng nhận được không ít lợi ích.

Ông lấy ví dụ, trong 78 sinh viên Cao đẳng Kinh tế TPHCM mới hoàn thành khóa thực tập tại khách sạn Oscar Saigon, có không ít em "rơi vào tầm ngắm" để khách sạn này tuyển dụng khi có nhu cầu.

Tuesday, June 11, 2024

Rèn dụng cụ quen thuộc trong mỗi gia đình, thanh niên thu gần 7 tỷ đồng/năm

"Nín thở" chờ thành quả

Ở tuổi 29, anh Phạm Văn Tiến (thôn Ngọ, xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) đã xây dựng cho mình một cơ ngơi bạc tỷ. Là ông chủ của một công ty với ba cơ sở, anh Tiến đang tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho 100 lao động địa phương với mức lương 5-7 triệu đồng/người/tháng.

Mỗi năm, cơ sở sản xuất của anh Tiến bán hơn 200.000 con dao các loại, mang lại doanh thu gần 7 tỷ đồng. Sản phẩm dao không gỉ của anh không chỉ đắt hàng ở Thanh Hóa mà còn được săn lùng bởi các tiểu thương và đại lý lớn tại Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng...

Rèn dụng cụ quen thuộc trong mỗi gia đình, thanh niên thu gần 7 tỷ đồng/năm - 1
Anh Tiến tạo bước đột phá mới khi sản xuất ra dao không gỉ (Ảnh: Hạnh Linh).

Sinh ra ở làng nghề rèn Tất Tác (gồm 3 thôn: Ngọ, Bùi, Sơn của xã Tiến Lộc), sau khi tốt nghiệp THPT, anh Tiến đã quyết định ở lại quê hương để theo đuổi nghề cha truyền con nối.

Vốn có kinh nghiệm làm dao từ bé, anh Tiến nhận thấy loại dao truyền thống ở địa phương có nhiều nhược điểm, mặc dù sắc và bền nhưng lại rất dễ bị hoen gỉ. Từ đó, anh bắt đầu nghiên cứu và chế tác ra loại dao không gỉ mang thương hiệu làng rèn Tất Tác.

Năm 2019, anh Tiến bắt đầu khảo sát các làng rèn nổi tiếng trên khắp cả nước và học cách làm dao mới. Đồng thời, anh tìm hiểu công thức sản xuất dao không gỉ từ nước ngoài qua mạng.

Sau thời gian nghiên cứu, anh quyết định đầu tư máy móc và nguyên vật liệu để chế tác dao không gỉ. Đến cuối năm 2021, anh đã sản xuất mẻ dao không gỉ đầu tiên.

Rèn dụng cụ quen thuộc trong mỗi gia đình, thanh niên thu gần 7 tỷ đồng/năm - 2
Để làm ra những sản phẩm hoàn chỉnh, người thợ rèn phải trải qua rất nhiều công đoạn (Ảnh: Hạnh Linh).

"Nhiều năm làm nghề nhưng khi sản xuất loại dao mới, tôi khá hồi hộp. Cũng phải "nín thở" để chờ xem thành quả. May mắn, hơn 1.000 con dao không gỉ ra lò. Lúc này, tôi đã bớt lo lắng", anh Tiến chia sẻ.

Ông chủ trẻ cho biết, sự khác biệt lớn nhất giữa dao truyền thống và dao thép không gỉ là nguyên liệu.

"Dao truyền thống được làm từ những phế liệu có sẵn như thép xoắn, thép ray tàu, nhíp xe nên khi sử dụng dễ bị hoen gỉ. Còn nguyên liệu làm dao không gỉ là mác thép có chứa các hạt crom chống ăn mòn. Cán dao cũng được làm từ gỗ sồi, mun, không bị ngấm nước", anh Tiến bật mí.

Nam thanh niên tạo bước đột phá

Đầu năm 2022, anh Tiến bắt đầu bán dao không gỉ ra thị trường. Với nhiều đặc tính vượt trội, loại dao này nhanh chóng được người tiêu dùng ưa chuộng. Để tăng doanh số bán hàng, ngoài cách bán hàng truyền thống tại các đại lý, cửa hàng, tham gia hội chợ, anh còn xây dựng website và bán hàng trên các nền tảng kỹ thuật số, mạng xã hội.

Theo anh Tiến, vào những buổi hội chợ, khách hàng đổ xô vào mua dao không gỉ bởi nó mới lạ. Nhiều buổi livestream anh bán được 150 bộ dao. Dao không gỉ có nhiều mức giá khác nhau, trung bình 100.000-300.000 đồng/chiếc, tùy loại.

"Mỗi năm tôi bán hơn 200.000 con dao, thu gần 7 tỷ đồng. Dao làm đến đâu, bán hết đến đó", anh Tiến vui vẻ nói.

Rèn dụng cụ quen thuộc trong mỗi gia đình, thanh niên thu gần 7 tỷ đồng/năm - 3

Người dân làng nghề bận rộn với công việc (Ảnh: Hạnh Linh).

Anh Tiến chia sẻ, nhiều năm trước, xưởng của gia đình rèn dao thủ công, mỗi ngày chỉ làm được 15-20 con dao. Tuy nhiên, khi áp dụng công nghệ vào sản xuất, hiện mỗi ngày cơ sở của anh có thể làm ra hơn 500 sản phẩm dao các loại.

Ông Kiều Văn Nam, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tiến Lộc, cho biết anh Phạm Văn Tiến là thanh niên dám nghĩ, dám làm. Là người con của làng nghề rèn Tất Tác, anh Tiến đã tạo nên bước đột phá khi sản xuất loại dao mới, dao không gỉ.

"Anh Tiến nhận được nhiều đơn hàng lớn về dao không gỉ. Ngoài làm kinh tế giỏi, anh còn chia sẻ, hướng dẫn kỹ thuật cho bà con làng nghề. Vì thế, những năm gần đây, bà con làng nghề có thu nhập cao từ loại dao không gỉ", ông Nam chia sẻ.

Ông Trịnh Văn Hùng, Phó chủ tịch UBND xã Tiến Lộc, cho biết mỗi năm ngành tiểu thủ công nghiệp của xã Tiến Lộc có doanh thu khoảng 470-500 tỷ đồng. Trong đó, nghề rèn của 3 thôn Ngọ, Bùi, Sơn chiếm đến 90% tổng doanh thu của tiểu thủ công nghiệp.

Theo ông Hùng, mỗi ngày bà con làng nghề sản xuất 200.000 sản phẩm các loại. Nghề rèn tuy vất vả nhưng đã và đang giúp bà con có thu nhập tốt, ổn định.

"Với anh Phạm Văn Tiến là một trong những thanh niên làm giàu từ nghề truyền thống. Đặc biệt, chàng trai này còn rèn ra dao không gỉ, bán rất đắt hàng. Mỗi năm anh Tiến thu về hơn 6 tỷ đồng từ bán dao", ông Hùng nói.

Doanh nhân trẻ với bài học giao thương 1.000 tỷ đồng

Đây là một trong những vấn đề được đặt ra tại buổi làm việc ngày 11/6 của Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam với lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu.

Ông Ngô Vũ Thăng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, cho biết tỉnh có hơn 2.000 doanh nghiệp, hầu hết là vừa và nhỏ. Hoạt động của Hội doanh nhân trẻ của tỉnh thời gian qua gặp không ít khó khăn, ít doanh nghiệp tham gia. Việc khôi phục lại hoạt động của hội tốt hơn là rất cần thiết trong tình hình phát triển kinh tế hiện nay.

Doanh nhân trẻ với bài học giao thương 1.000 tỷ đồng - 1

Ông Ngô Vũ Thăng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, phát biểu tại buổi làm việc với Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam (Ảnh: Huỳnh Hải).

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Doãn Thắng, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, nhận định doanh nhân, doanh nghiệp tham gia hệ sinh thái chung để phát triển bản thân, để có những hoạt động giao thương, xúc tiến thương mại, hợp tác rất tốt.

Những địa phương vận hành tốt mô hình này như Hà Nội, hội có tới 3.000 hội viên, giao thương trong năm 2023 đạt 1.000 tỷ đồng.

"Đây cũng là môi trường tốt để bồi dưỡng, phát triển đội ngũ doanh nhân, nhân lực trẻ có khát vọng khởi nghiệp. Mục tiêu cao nhất là cùng bắt tay, hỗ trợ nhau phát triển kinh tế", ông Thắng nói.

Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam cho rằng, để hội hoạt động thành công cần đặc biệt quan tâm tuyển chọn nhân sự thủ lĩnh. "Hội như một đoàn tàu, nếu không có đầu tàu thì đoàn tàu không lăn bánh được", ông Thắng ví von.

Theo ông, nhân sự thủ lĩnh ở đây gói gọn trong 5 chữ "T": Tâm, tầm, trí tuệ, tài chính và thời gian.

Theo ông Đinh Tuấn Kiệt, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ TP Cần Thơ, điều tiên quyết là tìm được một chủ tịch hội giỏi. Nhân sự này không cần là chủ doanh nghiệp lớn nhưng phải có nhiệt huyết, sức thuyết phục.

Đại diện Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Long An gợi mở, để vận hành mô hình hiệu quả, bền vững, phải trả lời được câu hỏi, doanh nhân tham gia hội để được gì?

"Thứ nhất hội là cầu nối kết nối giữa doanh nghiệp với chính quyền để tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp. Thứ hai là giúp doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm lẫn nhau, với giá tốt", vị đại diện đến từ Long An nhấn mạnh đây là vấn đề lớn phải giải quyết được.

Ông Đỗ Văn Quý, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bắc Giang nêu trải nghiệm của bản thân, các chủ doanh nghiệp có thể chia sẻ kinh nghiệm, giúp tiêu thụ sản phẩm của nhau, bởi "đầu vào doanh nghiệp này là đầu ra của doanh nghiệp khác".

"Doanh nhân trẻ, người khởi nghiệp tham gia hội được hướng dẫn, định hướng phát triển tương lai. Thậm chí, hội còn đứng ra bảo lãnh cho hội viên vay vốn, hỗ trợ giải quyết khó khăn", ông Quý chia sẻ.

Doanh nhân trẻ với bài học giao thương 1.000 tỷ đồng - 2

Ông Hoàng Bình Quân, Chủ tịch danh dự Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, chia sẻ tại buổi làm việc với tỉnh Bạc Liêu (Ảnh: Huỳnh Hải).

Theo ông Hoàng Bình Quân, nguyên Trưởng Ban đối ngoại Trung ương, Chủ tịch danh dự Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, "ngôi nhà" doanh nhân trẻ không chỉ là sân chơi mà còn là nơi để nhân sự tìm hỏi, học hỏi, kinh nghiệm, tìm khát vọng, động lực,…

Doanh nhân trẻ chính là hình ảnh sinh động cho thế hệ thanh niên nuôi khát vọng khởi nghiệp mà chính quyền nào, địa phương nào cũng cần quan tâm, nâng đỡ để khơi dậy được khát vọng làm kinh doanh, làm chủ ở người trẻ.

Nam tài xế 22 tuổi vừa ăn vừa khóc trong ngày sinh nhật vì lí do nghẹn lòng

"Hôm nay là sinh nhật của mình, nhưng mình lại không nhớ", Sơn (22 tuổi), mở đầu đoạn clip bằng lời dẫn nghẹn ngào. Cuối clip là cảnh Sơn ngồi ăn bún, vừa trệu trạo nuốt vừa rơi nước mắt.

Nỗi niềm của người lao động nghèo, vất vả mưu sinh khiến người xem xót xa.

Nam tài xế 22 tuổi vừa ăn vừa khóc trong ngày sinh nhật vì lí do nghẹn lòng - 1

Nam tài xế khóc nghẹn khi đang ăn vì tủi thân trong ngày sinh nhật (Ảnh cắt từ clip: Nhân vật cung cấp).

Chàng trai cho biết bản thân đăng tải đoạn clip lên mạng xã hội chủ yếu để giãi bày tâm sự, không ngờ video đạt gần 1 triệu lượt xem. Phía dưới phần bình luận, nhiều người bày tỏ sự đồng cảm, gửi lời động viên khiến Sơn cảm thấy được an ủi.

"Hôm đó là sinh nhật mình nhưng tôi không nhớ. Khi gần hết ngày, một người bạn cũ nhắn tin chúc mừng, tôi mới nhận ra. Lúc đó tôi tủi thân quá, nước mắt rơi lúc nào không hay", Sơn nói.

Thu nhập còn hạn chế, vì thế, Sơn bộc bạch: "Lắm lúc thèm ăn món gì đó nhưng thấy đắt tiền quá, lại thôi". Trong đoạn clip ghi lại vào ngày sinh nhật mình, Sơn đã bấm bụng, ghé vào một quán bún riêu sang trọng, tự đãi bản thân một bữa.

Đối với Sơn, đó là tô bún ngon nhất nam tài xế từng ăn. Nhưng ngồi ăn một mình, ngẫm lại chẳng đường đã qua, anh lại không kiềm được xúc động mà rơi nước mắt.

Chàng trai bộc bạch, hằng ngày phải làm việc xuyên ca từ sáng đến tối. Mỗi ngày, nam tài xế kết thúc công việc thường đã 2h sáng. Ngoài làm tài xế xe ôm công nghệ, chàng trai 22 tuổi còn nhận thêm bánh mì đi giao, bán ngoài lề đường.

Mỗi ngày, Sơn kiếm được 300-350.000 đồng. Hôm nào bán ế, cậu sẽ mang bánh mì, bánh giò đem phát cho những người vô gia cư.

Nam tài xế 22 tuổi vừa ăn vừa khóc trong ngày sinh nhật vì lí do nghẹn lòng - 2

Ngoài làm tài xế, Sơn còn bán bánh mì để kiếm thêm tiền (Ảnh cắt từ clip: Nhân vật cung cấp).

Sơn quê ở Vũng Tàu, đến TPHCM lập nghiệp từ năm 18 tuổi. Vì gia đình không mấy khá giả, chàng trai chấp nhận bôn ba, kiếm tiền từ sớm.

"Vất vả trong công việc đối với tôi không thành vấn đề. Lắm lúc, tôi cũng thấy cô đơn, tiêu cực và mệt mỏi. Nhưng mỗi người đều có hoàn cảnh khác nhau, phải biết chấp nhận và vươn lên.

Chỉ cần nghĩ đến gia đình lớn và gia đình nhỏ sau này, tôi lại có thêm động lực để cố gắng. Hi vọng những người trẻ đang ở độ tuổi như tôi cũng hãy nỗ lực không ngừng để đạt mục tiêu mình đề ra", Sơn trải lòng.

Dưới nội dung chia sẻ của Sơn, nhiều người trẻ cũng bày tỏ nỗi lòng của mình.

"Tôi cũng từng trải qua cảm giác tủi thân như vậy. Còn trẻ nên lúc nào cũng tự nhủ phải cố gắng thật nhiều. Lắm lúc muốn mua hộp bún thịt nướng giá 25.000 đồng thôi cũng phải suy nghĩ suốt chặng đường đi hơn 30 phút. Khi tới quán, tôi còn dừng lại khoảng 5 phút để ngẫm coi có nên mua ăn không hay về ăn cơm với nước tương cho tiết kiệm", tài khoản M.L. bình luận.

"Lúc bằng tuổi em, chị cũng một mình tha phương, cố tìm một công việc ổn định để thoát nghèo. Lâu lâu được ăn cái đùi gà cũng thấy xúc động, không kiềm được nước mắt", tài khoản C.M.H. bày tỏ.

Tài khoản D.C.T. chia sẻ: "Trước đây, anh cũng cày 2 việc cùng lúc, thức dậy thật sớm để đi xe buýt đến chỗ làm, nhiều lúc quên cả ăn. Giờ mọi thứ cũng đã được đền đáp xứng đáng".

 
Trang Rao Vat / Dien Dan Seo / Dien Dan The Hinh